Đặc sắc lễ hội làng Keo vừa trở thành Di sản quốc gia

19/05/2024 14:54
Lễ hội truyền thống làng Keo là sự giao hòa giữa hào khí lịch sử với sự thần thiêng của tín ngưỡng. Từng nội dung lễ hội diễn ra nhuần nhuyễn, tạo thành nét văn hóa độc đáo, đặc sắc, riêng có...
Làng Keo là tên gọi cũ của vùng dân cư ngày nay là thôn Giao Tất, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Vào ngày 12/5 vừa qua, huyện Gia Lâm (TP Hà Nội) tổ chức công bố Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch công nhận Lễ hội làng Keo  Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội gắn với nhân vật lịch sử Đào Phúc
Lễ hội truyền thống của làng Keo ra đời từ rất sớm, gắn liền với tín ngưỡng thờ Thành hoàng, vị thần bảo trợ của cộng đồng làng Keo là tướng quân Đào Phúc và Tiên Anh công chúa, người đã có công cùng danh tướng Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, đánh tan quân Tống xâm lược; giúp vua đánh tan giặc Chiêm Thành.
Theo tài liệu được lưu giữ ở làng Keo, Đào Phúc sinh ra và lớn lên ở làng Keo vào đầu thế kỷ thứ 11. Cha ông là Đào Bột, một thày giáo nổi tiếng vùng Dâu Keo lúc bấy giờ, rồi cụ ra làm trưởng lệnh ở Lương Giang. Mẹ ông tên Lương họ Nguyễn chuyên nghề trồng dâu nuôi tằm
Từ khi còn là một đứa trẻ, Đào Phúc đã thể hiện tư chất thông minh hiếm có, học một hiểu mười. Khi trưởng thành, ông được khắp nơi biết đến như một nhân tài, văn võ song toàn, đỗ tiến sĩ khi tuổi còn rất trẻ.
Mến mộ tài đức của Đào Phúc, vua Lý gả con gái là Phương Dung Tiên Anh công chúa cho ông. Phụng sự triều Lý, Đào Phúc đã được phong tới chức Thượng Tướng Quân.
Vào năm 1077 ông đã cùng Lý Thường Kiệt đánh tan quân xâm lược nhà Tống trên sông Như Nguyệt, ít lâu sau ông lại dẫn hùng binh đi dẹp giặc xâm phạm bờ cõi ở phía Nam.
Trong các trận chiến mà Đào Phúc cầm quân đều có công lao to lớn của Phương Dung Tiên Anh công chúa phu nhân. Bà chính là người đã quán xuyến phần lương thảo để nghĩa quân ăn no đánh thắng.
Sau chiến thắng vẻ vang, Thượng Tướng Quân Đào Phúc và phu nhân có dịp về quê bái tổ đường ở làng Keo. Hôm ấy ngày mồng 7 tháng tư âm lịch, ông bà đã hóa sau một trận cuồng phong vũ thủy dữ dội. Dân gian đồn rằng hai ông bà đã được hoàng thiên giáng chỉ hóa thân về trời. Sự ra đi của ngài Thượng Tướng Quân và Tiên Anh công chúa đã để lại nỗi tiếc thương vô hạn trong các tầng lớp quần chúng.

Dac sac le hoi lang Keo vua tro thanh Di san quoc gia
Ban thờ Thành hoàng làng tại nghè Keo. Ảnh: Tạp chí Người Hà Nội Online.
Biết tin này, vua Lý vô cùng đau xót. Ngài lệnh cho dân làng lập đền tạc tượng thờ phụng đời đời, và phong cho con rể và con gái là Thành hoàng làng. Nghè Keo được dựng lên từ đấy để thờ Đào Phúc Thượng Tướng quân và Phương Dung Tiên Anh công chúa phu nhân.
Tương truyền, vài thế kỷ sau khi thác, Thượng Tướng quân Đào Phúc còn báo mộng cho nhà Trần kế sách đánh giặc ngoại xâm, nhờ đó mà nhà Trần đã đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông, một đội quân hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ.
Những câu đối cổ đang được lưu lại tại nghè Keo đã phần nào nêu lên được công lao hiển hách và tính linh thiêng của Đào Đại Vương:
“Tá lý trùng hưng thùy vĩ liệt
Dục trần hữu mộng trấn linh thanh
Linh đại vinh phong thượng thượng đẳng
Vạn cổ cao tiêu hách hách danh.
Dịch là:
Giáp Lý trùng hưng lưu công tích

Phá Trần báo mộng tỏ uy linh
Các đời phong tặng thần thượng đẳng
Muôn thuở nêu cao tính linh thiêng.
Nét tín ngưỡng đặc sắc của lễ hội làng Keo
Lễ hội làng Keo được tổ chức hằng năm, từ ngày 6 đến ngày 8 tháng Tư âm lịch, với không gian thực hành tại các di tích trên địa bàn: nghè Keo, đình Dân, đình Bằng và chùa Keo.
Cùng với việc thờ cúng Thành hoàng là Đào Phúc Thượng Tướng quân và Phương Dung Tiên Anh, người dân Giao Tất còn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các lớp văn hóa đặc trưng của Phật giáo bản địa.
Dac sac le hoi lang Keo vua tro thanh Di san quoc gia-Hinh-2
Các bô lão và thanh niên thực hiện nghi lễ thay y phục cho tượng Bà Keo trong lễ hội làng Keo. Ảnh: Tạp chí Người Hà Nội Online.
Chùa Keo, một trong những địa điểm diễn ra lễ hội, có tên chữ là Báo Ân Trùng Nghiêm Tự, thờ Pháp Vân Phật, còn gọi là Bà Keo. Đây là một trong những ngôi chùa thực hành thờ Tứ Pháp, một đức tin có nguồn gốc từ tục thờ các nữ thần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam gồm Mây, Mưa, Sấm, Chớp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện - Tứ Pháp), đại diện cho các hiện tượng tự nhiên có vai trò quan trọng trong xã hội nông nghiệp. Các vị Tứ Pháp vừa là Phật, vừa là Bồ Tát, vừa là Thần, lại mang nữ tính
Lễ hội truyền thống làng Keo là sự giao hòa giữa hào khí lịch sử với sự thần thiêng của tín ngưỡng. Từng nội dung của lễ hội, dù không được viết thành “kịch bản” chặt chẽ, nhưng lại diễn ra nhuần nhuyễn đến từng chi tiết, khớp nối tạo thành một nét văn hóa độc đáo, đặc sắc, riêng có.
Dac sac le hoi lang Keo vua tro thanh Di san quoc gia-Hinh-3
Rước Thành hoàng trong lễ hội truyền thống làng Keo. Ảnh: Tạp chí Người Hà Nội Online.

Quy trình thực hiện lễ hội bắt đầu từ việc lựa chọn nhân vật tham gia vào lễ hội như: chủ tế, trai rước kiệu, thủ hiệu, tổng cờ, hiệu chiêng... đến tên gọi của kiệu: kiệu Nhất (rước Phật), kiệu Nhì (rước Thánh), kiệu Long Mã.
Đặc biệt là các nghi thức độc đáo của lễ hội: “phong áo nhà Phật”, thắng kiệu, “nghi thức Thần đi đón Phật”... và các hoạt động song hành diễn ra cùng nghi thức: chạy kiệu, bái tổ (kiệu Phật quay đầu về hướng chùa Tổ Luy Lâu, tức chùa Phúc Nghiêm Tự ở thôn Mãn Xá, xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh - là nơi thờ Phật Mẫu Man Nương, mẹ sinh ra Tứ đại Phật pháp đất Luy Lâu), chui kiệu (người dân và du khách chen lấn để được một lần chui qua kiệu Phật) và giải chạy ngựa truyền thống diễn ra vào ngày 8 tháng Tư âm lịch.
Với những giá trị văn hóa độc đáo và tiêu biểu, lễ hội làng Keo đã được Bộ VHTT&DL chứng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 370/QĐ-BVHTTDL ngày 21/2/2024.

Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là những di sản văn hóa phi vật thể mang tính tiêu biểu cho quốc gia. Tại Việt Nam, những di sản này được các địa phương kiểm kê, phân loại và đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố (ghi danh).

Tiêu chí lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào danh mục (theo Điều 5 Nghị định 98/2010/NĐ-CP) gồm:
- Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương.
- Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ.
- Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài.
- Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.


Nguồn: https://tamnhin.trithuccuocsong.vn/dac-sac-le-hoi-lang-keo-vua-tro-thanh-di-san-quoc-gia-post12459.htmla


Tin xem thêm

Tác phẩm truyền cảm hứng cho phụ nữ và người trẻ vượt nghịch cảnh

Trạm đọc
22/07/2025 17:04

Thạc sĩ Trần Thị Thu Phương vừa ra mắt cuốn sách "Điểm tựa thành công", một ấn phẩm đánh dấu hành trình vượt qua nghịch cảnh để vươn tới đỉnh cao sự nghiệp của tá...

Hai tác phẩm giành giải 'Sách Đông Nam Á có sức ảnh hưởng tại Trung Quốc'

Trạm đọc
21/07/2025 17:03

Tác phẩm "Người Hà Nội - chuyện ăn, chuyện uống một thời" của tác giả Vũ Thế Long, bản dịch tiếng Trung, vừa vinh dự giành giải Sách Đông Nam Á có sức ảnh hưởng t...

Bị giả mạo lừa đảo, cuộc thi văn chương báo công an vào cuộc điều tra

Trạm đọc
20/07/2025 16:52

Ban tổ chức cuộc thi "Viết chữa lành" gửi đơn tố cáo đến Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao nhờ vào cuộc sau khi nhận phản ánh có kẻ ...

'Đi ngược' tập truyện đầu tay nhuốm màu ký ức của nhà báo Lê Phi

Trạm đọc
19/07/2025 16:49

Với 21 truyện ngắn, tác phẩm ’’Đi ngược’’ dẫn dắt người đọc đi qua miền ký ức cá nhân để rồi neo lại trong những trăn trở của thân phận con người giữa...

TS. Nguyễn Hồng Phương ra sách về nếp nhà

Trạm đọc
18/07/2025 16:53

Tại buổi ra mắt sách ’Nếp nhà’, TS. Nguyễn Hồng Phương xúc động khi nhớ những bài học quý giá từ cha mẹ đã giúp hình thành bản thân hôm nay.

Cuốn sách truyền cảm hứng để bạn đọc đối phó với bất trắc trong cuộc sống

Trạm đọc
17/07/2025 16:48

"Định luật Murphy - Làm sao để những việc bạn lo lắng sẽ không xảy ra" là một cuốn sách đặc biệt, vừa mang tính thực tiễn sâu sắc, vừa truyền cảm hứng mạnh mẽ tro...

Bác sĩ Nguyễn Quang Thái Dương ra mắt sách

Trạm đọc
16/07/2025 16:47

Cuốn sách ‘Siêu âm Atlas - tập 2’ của bác sĩ Nguyễn Quang Thái Dương giúp độc giả, đặc biệt là sinh viên y khoa và bác sĩ chuyên ngành có góc nhìn đa chiều về kỹ thuật si...

Khám phá di sản tín ngưỡng đặc sắc qua sách về 'Quán Đạo giáo'

Trạm đọc
15/07/2025 16:46

Cuốn sách không chỉ khảo tả kiến trúc, tượng pháp mà còn phân tích sâu về sự bản địa hóa của Đạo giáo, cho thấy sự hòa quyện linh hoạt giữa Đạo giáo với Đạo phật, Nho giá...

Tình yêu quê hương và khát vọng kết nối văn hóa của nhà văn biết 4 ngoại ngữ

Trạm đọc
14/07/2025 16:43

Chiều 28/6 nhà văn Tina Yuan (Nguyễn Thị Thương) ra mắt 2 tác phẩm mới: "Những dặm đường Tổ quốc" và "Dưới trời xanh Hy Lạp" như một lời tri ân sâu sắc tớ...